Vì sao mình chia tay?

by Mina

Thùy Minh: TM có cảm giác là người ta luôn yêu, có lẽ là chỉ nói cho bản thân mình được thôi, người ta hay yêu một hình mẫu lý tưởng, vào thời điểm mới yêu, ai cũng đưa ra phiên bản tốt nhất của mình, nhưng khi yêu nhau nhiều thì phần đó nó hơi rơi rụng đi.

Cảm giác thời gian chia tay nó luôn có sự tiếc nuối, có thể nó có một phần của mình rời đi, nhưng nó là sự tiếc nuối về phiên bản tốt nhất mà mình đã từng yêu.

Cho nên rất nhiều cặp đôi ở đoạn cuối chia tay không được êm đẹp, có mâu thuẫn, có sự chán ghét. TM không biết là có nó phải câu chuyện tính cách hay không? Hay là thường người ta phải trải qua mâu thuẫn, trải qua một cái không còn yêu nữa thì mới hết ạ?

Thầy Minh Niệm:

Từ yêu, yêu rất nhiều, yêu tới đỉnh điểm rồi chuyển sang phai màu, chấm dứt, mình gọi đó là sự thay đổi, thuật ngữ trong nhà Phật gọi là vô thường, mọi thứ về cơ thể vật lý, tâm lý mình đều là vô thường.

Bản thân mình là một tổng thể luôn luôn vận hành thay đổi. Người kia cũng là như thế.

Sự thay đổi này có khi sẽ tốt hơn, có khi sẽ tệ hơn. Thành ra trong một liên hệ tình cảm, mình có thể ví như là 2 người cùng trồng một cái cây.

Cái cây sẽ được chăm sóc nếu mà chăm sóc đúng cách thì nó sẽ được tốt và càng ngày cho ra hoa ra trái, tức là tình yêu càng ngày càng lớn dậy hơn, 2 bên cùng có nhiều cái đồng điệu, nhiều sự yêu thích lẫn nhau, sự chán nó không xảy ra vì họ có quá nhiều thứ trân quý nhau, không phát sinh ra những cái khác.

Thật ra nó có một cái tâm lý như này, đó là khi mình vẫn còn đang yêu thích đối tượng này nhưng mình vẫn yêu thích đối tượng khác, mình tạm gọi đó là tâm tham, tức là khi tâm tham nó phát triển mạnh, nó lấn át đi những cái tâm như là nghĩa tình giữa 2 bên xây dựng với nhau thì tâm tham nó dẫn dắt và làm cho chúng ta có thể đi ngoại tình, tức là bỏ rơi một liên hệ mà mình rất quý giá.

Trong khi một liên hệ ngày xưa mình rất yêu thích người đó, rất hình tượng người đó, nhưng chính người đó không giữ được sự đáng yêu đó mãi là một phần lý do tại người đó.

Cũng có thể là vì chúng ta. Chúng ta có thể không còn thích cái gu đó nữa, không còn thấy điểm đó lấp lánh chiếu sáng.

Trước đó vài năm chúng ta cho rằng cái hình mẫu này, tính cách này, giá trị này là quý nhất.

Nhưng vì chúng ta sau này có thể đã thay đổi gu, nhận thức và cảm xúc của mình. Cảm xúc nó cũng thay đổi nữa, đôi khi mình không điều khiển được nó, nó tự động chọn yêu thích kiểu khác, mình không làm chủ, không cưỡng lại được thì sẽ bị nó dẫn dắt.

Tới một lúc nào đó kể cả khi người đó vẫn giữ được sự đáng yêu đó nhưng mình thì cho rằng không còn quá đáng yêu nữa.

Một là mình cho rằng vì mình ở trong chăn mới biết chăn có rận, tức là mình ở bên trong mới biết nhiều ngóc ngách sâu thẳm của người đó mà mình không đồng tình.

Hai có thể là vì thật sự nhu cầu về một đối tượng mà mình muốn nương tựa, đồng hành trong cuộc đời đã rộng lớn hơn, sâu sắc hơn mà nơi người mình thương yêu không còn đáp ứng được nữa.

Có thể bạn quan tâm

CHẤP NHẬN CON
DÌU CON VÀO ĐỜI
ĐÂU LÀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG?
LÀM SAO ĐỨNG VỮNG GIỮA ĐỜI VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ VÀ BẤT TOẠI NGUYỆN
CÁCH MÀ CHÚNG TA TỔ CHỨC MỘT CUỘC SỐNG AN LẠC ĐỂ LÀM CHỦ ĐỜI SỐNG CỦA MÌNH NẰM Ở ĐÂU?
HẾT YÊU
LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐỦ?
LÀM SAO BIẾT KHI NÀO CẦN BUÔNG BỚT, KHI NÀO CẦN BUÔNG BỎ?
TẠI SAO PHẢI BUÔNG TRONG KHI CÓ THÊM LÀ ĐIỀU TỐT?
CHỒNG TỪNG PHẢN BỘI, CON PHẢI LÀM SAO?
KHỔ ĐAU CŨNG LÀ CHẤT LIỆU CẦN THIẾT
BUÔNG ĐỂ NẮM
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI ĐỜI SỐNG TỈNH THỨC
NHỮNG GIẤC MƠ ĐANG NÓI GÌ VỚI BẠN
TRANG TRÍ PHÒNG VỚI HOA
KHÔNG CÒN CHÁN GHÉT BẢN THÂN
CHỮ NHẪN TRONG TIẾNG TRUNG – Ý NGHĨA CUỘC SỐNG
KHÔNG CÒN CHÁN GHÉT BẢN THÂN

You may also like

Leave a Comment

Add Your Heading Text Here