Vì sao cha mẹ và con cái mâu thuẫn trong thời gian con bước vào tuổi vị thành niên?

by Mina

Hỏi: tại sao mối quan hệ thương yêu giữa cha mẹ và con cái nó lại có thể trở nên nhiều mâu thuẫn và thậm chí là căng thẳng, tệ hại trong khoảng thời gian con cái bước vào tuổi vị thành niên? Và con nhận thấy có nhiều gia đình khi cha mẹ đã ở tuổi già và con cái đã trung niên thì cái mâu thuẫn này vẫn còn kéo dài? Vì sao ạ?

Sư Minh Niệm:

Khi chúng ta xác định con mình đang trong giai đoạn khó khăn, thay vì chúng ta gọi những tên khác như là con mình đang ngỗ nghịch, con mình hư, con mắc phạm nhiều lỗi lầm thì mình sẽ có một thái độ rất khác với con.

Khi mình biết con có khó khăn thì mình chỉ muốn giúp đỡ chứ đâu có muốn trừng phạt, gây áp lực cho con nữa.

Nhưng vấn đề ở đây là chỉ có mỗi bên phía con có khó khăn, còn bên phía cha mẹ có khó khăn không?

Nếu mà khó khăn của cha mẹ cũng tương đương hoặc lớn hơn khó khăn của con thì dĩ nhiên là không thể nào giúp được con. Rất khó để chấp nhận con.

Vậy nên là nếu cha mẹ ít khó khăn hơn con, hoặc biết mình đang có khó khăn để tranh thủ giải quyết vì mình là người lớn, mình phải bao dung cho người nhỏ, mình phải tìm mọi cách để ôm lấy con của mình, có dung kẻ dưới mới là lượng trên.

Mình phải dọn dẹp rác, phải mau chóng hồi phục năng lượng để trở thành người rộng lớn nhất khi mình xuất hiện bên con vì con đang có khó khăn.

Có thể những đứa trẻ ngày nay khi ở tuổi dậy thì chúng sẽ  bộc lộ nhiều năng lượng tiêu cực hơn mạnh mẽ quyết liệt hơn, thể hiện cái tôi lừng lẫy hơn, chúng đòi tự do, đòi quyền kiểm soát bản thân, tự tung tự tác, không nghe lời người lớn, không cả nể như những thế hệ trước một phần là do ảnh hưởng văn hóa tây phương, nhưng chúng ta phải chấp nhận thôi, vì đó là tình trạng chung của xã hội mà.

Đúng là cha mẹ ngày nay phải chật vật phải khó khăn hơn rất nhiều trong việc nuôi dạy con so với các bậc cha mẹ ngày xưa.

Nhưng nếu cha mẹ thật sự yêu thương con, ý thức rất rõ tình trạng của con, biết rằng con cần có sự giúp đỡ thì cha mẹ phải là người có khả năng giúp đỡ. Trong đó, ngoài tình thương yêu ra thì cha mẹ phải có hiểu biết về tâm sinh lý của các bạn trẻ ở tuổi dậy thì, cha mẹ phải có khả năng đối thoại sâu với con để có thể hiểu được những khó khăn bên trong của con, cũng như là những ước vọng, hoài bão, lý tưởng của con.

Có dung kẻ dưới mới là lượng trên. Mình phải dọn dẹp rác, phải mau chóng hồi phục năng lượng để trở thành người rộng lớn nhất khi mình xuất hiện bên con vì con đang có khó khăn.

Bên cạnh đó cha mẹ nên kết nối với những bậc phụ huynh khác cũng có tình trạng tương tự như mình.

Trước hết là tìm được sự cảm thông, sẻ chia, nâng đỡ tinh thần.

Bên cạnh đó các con của mình cũng có cơ hội được tiếp xúc sâu, được cọ xát, được thấu cảm các bạn bè cùng lứa, qua đó các con của mình hiểu được bản thân và sẽ điều chỉnh được phần nào.

Chúng ta cần tạo ra được một môi trường, một cộng đồng như thế để cùng thấu cảm cùng nâng đỡ lẫn nhau. Như vậy thì áp lực đỡ dồn về phía mình, mình phải tin vào sức mạnh của cộng đồng, của tình thương lớn.

Để rồi mỗi ngày cha mẹ sẽ hoàn thiện bản thân hơn nữa, trưởng thành trong vai trò làm cha mẹ. Để rồi cha mẹ sẽ không còn hoặc bớt đi những đòi hỏi không cần thiết, kể cả những đòi hỏi có cần thiết đi chăng nữa thì cũng phải chọn đúng thời điểm.

Đây là giai đoạn khó khăn, con cần sự giúp đỡ hơn là phải thực hiện cái này cái kia cho mình, cha mẹ cũng bớt đúng, sai, thay vào đó là thấu cảm, yêu thương con mình hơn.

Cha mẹ ý thức rằng dù con mình có như thế nào thì cũng không được bỏ rơi, không được tránh né, đừng để bất cứ giai đoạn nào trong quá trình lớn lên của con mà mình phải bỏ lỡ sự kết nối hay là yêu thương hoặc là thiếu đi trách nhiệm đối với con, để rồi khi đứa bé đi vào đời có rất nhiều hành trang để mang theo, trong đó có tình yêu thương rộng lớn, sự bao dung độ lượng của cha mẹ chúng khi mà chúng đã đi qua những giai đoạn vô cùng khó khăn mà bản thân chúng không thể tự vượt qua được.

Ảnh: Pixabay

Có thể bạn quan tâm:

Làm thế nào để giúp trẻ đối diện với khó khăn, nghịch cảnh?
Làm thế nào để giúp con định hướng nếu con có những sai lầm vấp ngã
Vì sao cha mẹ và con cái mâu thuẫn trong thời gian con bước vào tuổi vị thành niên?
Con cái là nợ hay là món quà?
Ba mẹ ơi, con đồng tính…
Những bài thực tập nào để giúp cho những bậc cha mẹ bận rộn trong đời sống
Cha mẹ đang bất ổn tâm lý, vậy phải làm sao để nuôi dậy con?
Con đường đi tới đời sống tỉnh thức

CHẤP NHẬN CON
DÌU CON VÀO ĐỜI
LÀM CHA MẸ TỈNH THỨC
MẸ NHỚ CON NHIỀU LẮM!

You may also like

Leave a Comment

Add Your Heading Text Here