TRỰC GIÁC LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÓ LẠI QUAN TRỌNG?

by Mina

Trực giác. Nó là một nguồn lực. Nếu được nuôi dưỡng, nó có thể giúp tăng doanh thu, đầu tư sinh lời, tạo ra những phát minh sáng tạo, tuyển dụng nhân sự thành công, đàm phán có lợi, lợi nhuận lớn hơn và tăng tính chính xác trong dự đoán xu hướng kinh doanh.

Tất cả chúng ta đều có trực giác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ta dựa vào nó để đưa ra những quyết định lựa chọn đúng đắn ở các lĩnh vực khác nhau. Từ khi sinh ra chúng ta đã có trực giác. Có lẽ một vài người có khả năng khơi nguồn và phát triển nó dễ dàng hơn những người khác. Tuy nghiên, giống như bất kỳ kỹ năng nào, càng mài sắc thì càng nên kim.

Năng khiếu trực giác là gì? Làm thế nào chúng ta nhận ra nó? Nó thường được miêu tả như là:

  • Công cụ nhanh chóng và thường trực để nhìn thấu bản chất sự việc.
  • Trí tuệ bẩm sinh.
  • Trực cảm.
  • Giác quan thứ sáu.
  • Nhận biết tầng sâu.
  • Bản năng.
  • Linh cảm.
  • Sự thông thái đấng toàn năng mách bảo.
  • Giọng nói thì thầm nội tâm

BẠN CÓ THỂ HỌC CÁCH SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TRỰC GIÁC

Tất cả chúng ta đều nhận được thông tin trực giác. Giống như bất kỳ kỹ năng nào, bạn càng luyện tập nhiều thì khả năng đó càng phát triển. Bởi vì, khi bạn tiếp tục luyện tập, bạn sẽ thấy mình ngày càng phụ thuộc vào nó.

Việc này sẽ không còn nhọc nhằn nữa. Nó sẽ chỉ đơn giản là việc liên tục tự vấn “Linh tính của mình muốn nói gì?” và rồi câu trả lời sẽ xuất hiện.

Bạn sẽ nhận thấy mình ngày càng có nhiều quyết định đúng đắn và giảm dần quyết định sai lầm. Hãy luyện cách khơi dòng trực giác.

Bạn sẽ thấy rằng câu trả lời nhanh chóng, bất chợt xuất hiện trong tâm trí, đưa ra các giải pháp sáng tạo và hướng bạn đến sự thịnh vượng, đến khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và các mối quan hệ kinh doanh hữu ích và nói chúng đến một tương lai tươi sáng hơn. Và còn một phần thưởng lớn nữa: Bạn sẽ không bị sa lầy hàng giờ trong các báo cáo phân tích và nghiên cứu nữa.

Mọi việc sẽ diễn ra như vậy đó – thế nên quyết định đúng đắn nhất bây giờ của bạn là bắt đầu phát triển trực giác đi thôi.

Một trong những khách hàng của tôi trong lĩnh vực ngân hàng gần đây nói rằng: “Tôi sử dụng trực giác để quyết định và sau đó kiểm nghiệm quyết định đó bằng kỹ năng tư duy logic và nghiên cứu”.

Hãy điểm lại sự việc xảy ra trong tuần vừa qua. Mô tả một dịp khi bạn có linh cảm về điều gì đó.  Bạn nhận ra linh cảm đó như thế nào? Nó có bất chợt đến như tia sáng lóe lên trong đầu? Một cảm giác nhột nhạt? Một sự tự thấu nhận? Cũng có thể bạn từng mơ hoặc nghe giọng nói nội tâm khe khẽ vang lên.

Bạn có nghe theo linh cảm mách bảo hay gạt nó sang một bên?

Trực giác bạn có tỏ ra chính xác?

Khi bạn bắt đầu chú ý tới dấu hiệu của trực giác thì mức độ chính xác và đáng tin cậy sẽ tăng lên.

Nguồn: Lynn A. Robinson

Có thể bạn quan tâm

BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI TIN VÀO TRỰC CẢM?
TẠI SAO NÊN TIN VÀO TRỰC GIÁC?
TRỰC GIÁC: GIÁC QUAN THỨ SÁU
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÁC GIÁC QUAN CỦA BẠN?
HƠI THỞ LÀ CẦU NỐI GIỮA Ý THỨC VÀ TIỀM THỨC

You may also like

Leave a Comment

Add Your Heading Text Here