Tại sao nên tin vào trực giác?

by Mina

Bên trong tâm trí của tất cả chúng ta đều có một người thầy, người hướng dẫn, một giọng nói vang lên rành rọt nhưng âm độ thường không lớn. Những lời thì thầm đó có thể lặn mất tăm bởi những suy nghĩ logic của trí óc và áp lực của những sự việc hàng ngày. Nhưng nếu chúng ta chịu lắng tâm trí, chúng ta có thể nghe thấy những điều mà bình thường mình không để ý tới. Chúng ta có thể nhận ra điều gì là đúng đắn cho bản thân.

Tiến sĩ y khoa Dean Ornish, tác giả và nhà nghiên cứu chăm sóc sức khỏe hàng đầu

Dù cho bạn gọi nó là trực cảm, bản năng, cảm tính, giọng nói nội tâm, hay đơn giản là trực giác, thì nó vẫn là kẻ dẫn dắt bạn qua từng khoảnh khắc trong ngày.

Thông tin đó có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, cảnh báo bạn về tai họa, cung cấp hiểu biết sâu sắc trong các mối quan hệ và dẫn lối cho bạn tiến đến mục đích và mong muốn của bản thân.

Trực giác có thể mách bảo bạn thông qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Thường thì bạn cảm giác cồn cào ruột gan khi chuẩn bị đưa ra một quyết định tồi tệ. Bạn có thể nghe thấy giọng nói nội tâm hay tự dưng nảy ra suy nghĩ bất chợt, thoáng qua. Cũng có thể trực giác mách bảo bạn thông qua một giấc mơ, một tình huống tình cờ gặp phải, hay một chuỗi các dấu hiệu đồng thời xuất hiện.

AI LÀ NGƯỜI TIN VÀO TRỰC GIÁC?

Sau đây, tôi sẽ trích dẫn phát biểu của các lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của trực giác.

Trong một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Inc. vào tháng 6 năm 2014, Howard Schultz, CEO của Starbucks, được hỏi về kinh nghiệm của ông trong 6 năm qua. Ông trả lời rằng: “Với quá nhiều suy nghĩ chen nhau bùng nổ trong đầu, tôi học cách tin vào trực giác”.

Trong cuốn sách tiểu sử của mình, Steve Jobs viết về triết lý đưa ra quyết định của bản thân. Sau đó, trang ReadWrite.Com năm 2011 đã trích dẫn lại: “Tôi bắt đầu nhận ra rằng hiểu biết và nhận thức cảm tính quan trọng hơn nhiều tư duy phản biện và phân tích logic”.

Oprah Winfrey, người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình kiêm diễn viên và người chuyên hoạt động từ thiện từng viết trên ấn bản O Magazine tháng 8 năm 2011 của mình: “Học cách tin tưởng bản năng, sử dụng trực giác để đưa ra quyết định tốt nhất đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho bất kỳ thành công lâu dài nào. Tôi tin tưởng vào giọng nói trực giác khe khẽ vang lên trong cả cuộc đời mình. Và chỉ duy nhất một lần mắc sai lầm là khi tôi bỏ qua trực giác”.

Warren Bennis là tác giả sách bán chạy sở hữu 20 tựa sách viết về kỹ năng lãnh đạo, thay đổi và quản trị. Trong bài báo của cinston Brill, Bennis đã gọi trực giác là “giọng nói nội tâm”, việc lắng nghe và tin tưởng nó là một trong những kinh nghiệm lãnh đạo quan trọng nhất mà ông rút ra được.

Trong bài viết trên tờ Huffington Post xuất bản vào tháng 10 năm 2013, nhà thiết kế thời trang Donna Karan đã khẳng định: “Một trong những món quà tuyệt với nhất mà chúng ta nhận được chính là trực giác. Nó là giác quan thứ sáu mà tất cả chúng ta đều có – chỉ cần ta học được cách khơi nguồn và tin tưởng”.

Howard Gardner, giáo sư chuyên ngành tri nhận và giáo dục học tại Đại học Harvard, tin rằng một bước nhảy dựa vào trực giác có thể đánh dấu sự phát triển đột phá. Trong cuố sách The “G” Quotient (tạm dịch: Chỉ số “G”) của Kirk Snyder, ông có đề cập về nội dung này: “Khi bạn bước vào lĩnh vực mà bạn không hiểu rõ, trong khi kinh nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu không dựa vào trực giác thì quả thực bạn đang tự giết mình một cách nhanh chóng”.

Trong bài báo “Sức mạnh của ủy quyền” đăng trên trang Monitor.co.ug, Richard Branson, nhà sáng lập Tập đoàn Virgin có viết: “Tôi nghiên cứu kỹ toàn bộ các ý tưởng mới, tham khảo ý kiến rất nhiều người về kinh nghiệm cũng như suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tôi nghe theo trực giác bản thân mách bảo, bạn không thể ra quyết định nếu chỉ dựa trên con số và báo cáo đơn thuần. Nếu bạn thực sự tin rằng nó đang theo đuổi, hãy dũng cảm tin theo trong suốt quá trình triển khai một dự án. Tất cả chúng ta đều có trực giác nhạy bén để phân biệt điều gì là tốt nhất – Hãy lắng nghe!”.

Nguồn: Lynn A. Robinson, Hoàng Lan dịch

Có thể bạn quan tâm

BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI TIN VÀO TRỰC CẢM?
TRỰC GIÁC LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÓ LẠI QUAN TRỌNG?
TRỰC GIÁC: GIÁC QUAN THỨ SÁU
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÁC GIÁC QUAN CỦA BẠN?
HƠI THỞ LÀ CẦU NỐI GIỮA Ý THỨC VÀ TIỀM THỨC

You may also like

Leave a Comment

Add Your Heading Text Here