NGẮM HOA
Có bạn hỏi mình rằng: Hiện nay có nhiều quan điểm và nhiều luồng tranh cãi các vấn đề chính về bài học linh hồn (nhóm thì đặt nặng Nghiệp Quả, nhóm thì chú tâm đi sâu vào Luật Hấp Dẫn, nhóm thì chỉ xem tất cả chỉ là Trải Nghiệm, nhóm thì Tần Số và Năng Lượng) vậy ai đúng ai sai? Điểm mấu chốt của bài học linh hồn là gì?
Mình cũng ngẫm nghĩ trả lời sao để bạn dễ hiểu nhất… Ra bãi cỏ lang thang cùng bọn trẻ, ngắm hoa sài đất, chợt nảy ý định chụp em ấy để tặng bạn. Cũng bông hoa ấy, bạn có thấy được hết vẻ đẹp của bông hoa hay không là do chính bạn. Là do bạn chọn ngắm NGANG hay ngắm NGƯỢC, cũng như cách bạn nhìn đời, nhìn một sự vật, sự việc vậy. Và cũng bông hoa ấy, bạn nhìn từ dưới lên bạn thấy đẹp, nhưng người khác nhìn từ trên xuống lại thấy đẹp hơn. Tất cả là do góc nhìn và cảm nhận của mỗi người.
Đây cũng là cách mình học lắng nghe trực giác. Trực giác sẽ xuất hiện khi bạn ít bận rộn nhất. Hãy dành vài phút trong ngày, để đầu óc được thư giãn.
MÌNH TẠO RA THỰC TẠI CỦA CHÍNH MÌNH
Mỗi khái niệm, mỗi quan điểm chỉ chuyển tải một góc cạnh và tự thân mỗi góc cạnh đã là sự giới hạn. Cho nên để hiểu bài học linh hồn, chỉ khi lấy tổng thể mới giải thích được thực tại. Nhưng, chúng ta không cần tìm một cách lí giải đầy khiên cưỡng, không cần chỉ mặt đặt tên cho những bài học mà linh hồn chúng ta đang trải qua ở kiếp sống này là nghiệp quả, là luật hấp dẫn, là trải nghiệm, hay tần số và năng lượng.
4 quan điểm này được ví như 4 bộ sách giáo khoa khác nhau cho cùng một chương trình học lớp 1. Sách giáo khoa là hợp lệ như nhau nhưng lại chứa nội dung trình bày & sự diễn giải khác nhau. Điểm chung là tất cả đều hướng chúng ta tới SUY NGHĨ TÍCH CỰC và MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN ĐẾN LA MÃ.
Linh hồn mình, linh hồn bạn theo đúng nghĩa đen – được tạo ra từ năng lượng của tình yêu thương vô điều kiện. Những thách thức lớn trong cuộc đời chúng ta đều được lên kế hoạch ở cấp độ linh hồn trước khi chào đời. Câu hỏi bạn sẽ đặt ra: tại sao bạn lại lên kế hoạch “ngu ngốc” để làm mình và người khác khổ đau như thế?
Việc lên kế hoạch linh hồn của bạn có thể là dựa trên tiền kiếp, tuy nhiên linh hồn của bạn cũng có những động cơ riêng khi lên bản kế hoạch đó. Một số kiếp sống đơn giản được thiết kế dựa trên mong muốn có một TRẢI NGHIỆM mới. Một số kiếp sống lại được lên kế hoạch để cân bằng nghiệp và để giúp đỡ linh hồn khác cùng nhau học.

NGHIỆP đôi khi được xem như một món nợ (gieo nhân nào gặt quả ấy) nhưng nó cũng có thể được hiểu như sự mất cân bằng năng lượng với cá nhân khác. Nghiệp như là một CƠ HỘI ĐỂ CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG chứ không phải hình phạt. Những hành vi, những lời nói và suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra kết quả mà rồi nó sẽ cần được cân bằng ở kiếp sống này hay kiếp sống khác. Nghiệp không phải là sự trừng phạt. Không có sự trừng phạt nào ở đây cả. Nghiệp đơn giản là một quy luật để phục vụ cho việc duy trì trật tự. Nếu không có nghiệp thì mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn. Không phải vậy sao?!
Việc hiểu đúng về nghiệp sẽ chúng ta vượt qua được THÁI ĐỘ PHÁN XÉT đối với những đang phải trải qua cuộc sống bệnh tật nghiêm trọng như ung thư, những người nghiện ma túy, nghiện rượu, những người nghèo, người vô gia cư, những người có cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn…Họ chỉ đơn giản đang sống để cân bằng các năng lượng tiền kiếp.
MẤU CHỐT BÀI HỌC CỦA LINH HỒN là: Học về sự MẤT CÂN BẰNG để hiểu được trọn vẹn trạng thái CÂN BẰNG.
Học hỏi thông qua sự đối lập để LÀM CHỦ cuộc đời của chính mình, TÌM LẠI niềm an lạc có sẵn trong mỗi người. Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Bất kì điều gì đang tồn tại hay xảy ra đều là biểu hiện của HIỆN TẠI. Đơn giản, chỉ cần ý thức được rằng chúng ta đang sống. Đang sống trong từng giây ở hiện tại, NGAY LÚC NÀY và NGAY Ở ĐÂY. Bạn không cần phải cố gắng triệt tiêu cảm xúc khó chịu về những gì bạn đã phải trải qua mà hãy để nó như nó đang là, giống như cách bạn vẫn hàng ngày TRẢI QUA => CẢM NHẬN => ĐÓN NHẬN => TIẾP NHẬN sáng tối, đúng sai, tốt xấu, sống chết, đủ thiếu…Tại sao bạn lại phải cố gắng ép cảm xúc về trạng thái sạch sành sanh như không có gì xảy ra khi mà thực sự nó đã từng có. Điều quan trọng là không để nó dắt mũi mình, không để nó điều khiển mình như nó đã từng.
Sự chữa lành sâu sắc xảy ra vào giây phút mà người ta chỉ đơn thuần CHỈ NHẬN DIỆN cảm xúc tiêu cực mà KHÔNG HÒA TAN vào cảm xúc ấy.

Quay trở về với những cuộc sống thường ngày, mình muốn nhắn nhủ với bạn rằng:
1. Thành công chưa hẳn đã tốt mà thất bại không hẳn là kết thúc. Thất bại là con đường vòng để dẫn đến thành công.
Điều quan trọng là không nhìn những khó khăn, đau khổ, biến cố hay nghịch cảnh một cách tiêu cực. Đó không phải là khi biết những cái nghiệp của mình ở tiền kiếp, chấp nhận cái nghiệp đó “ừ là lỗi của mình mà, do mình đã tạo nghiệp”, “mình là nạn nhân”, “mình đã lựa chọn thì mình phải chịu”… và ôm những nỗi đau ấy trong lòng. Lâu ngày, dồn nén lại thành những khối năng lượng tắc nghẽn nguy hại hơn, có thể phát ra bệnh trên cơ thể vật lý. Trong bất kì hoàn cảnh nào, hãy luôn nghĩ rằng bạn xứng đáng được yêu thương. Hãy xem đó là CƠ HỘI TỐT để củng cố ý chí của mình hơn nữa và hiên ngang đối mặt với chúng. Thành công chưa hẳn đã tốt mà thất bại không hẳn là kết thúc. CÁCH NGHĨ của từng cá nhân quyết định môi trường sống của cá nhân đó. Thất bại là con đường vòng để dẫn đến thành công. Hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm, xốc lại tinh thần và bước tiếp.
2. Chấp nhận, yêu thương, hài lòng với chính mình của hiện tại
Tự trách mình chính là tự thương hại mình. Tập trung vào điều đó chỉ ngăn cản bạn tiến bộ. Những gì bạn cảm thấy thử thách lại thường là một lợi thế. Hãy nhớ câu chuyện Tái Ông Thất Mã.
Mỗi ngày, hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng: CHỈ TRONG NGÀY HÔM NAY, TRONG BÌNH AN, TRONG YÊU THƯƠNG, LUÔN BIẾT ƠN, CHĂM CHỈ LÀM VIỆC, VÀ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI MỌI NGƯỜI.
Đây là câu niệm luật của bộ môn Reiki mà mình đã từng theo học và vẫn thực hành đều đặn. Hãy đọc và sống theo niệm luật hàng ngày như thói quen đánh răng & rửa mặt vậy.
3. Khi tình huống không mong muốn tới, hãy tự hỏi “đây là bài học gì của tôi?”
Khi thấy đau vì một hoàn cảnh, hãy tự hỏi vậy phần nào trong tâm đang có bệnh. Những điều xảy đến với bạn là tấm gương phản chiếu chính tâm thức của bạn. Khi một hoàn cảnh không thay đổi, bạn là người cần thay đổi. Bạn không thể thay đổi được ai, ngoài thay đổi chính bản thân mình.
4. Định mệnh và Tự do ý chí
Người ta thường nói định mệnh khó thay đổi, số phận đã an bài. Nhưng bạn hãy nhớ rằng bạn có Tự Do Ý Chí. Nếu không biết tự do ý chí, bạn sẽ là nô lệ của định mệnh. Nếu biết tự do ý chí và vận dụng khôn khéo, tự do ý chí sẽ giúp thay đổi cuộc đời bạn.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng tự do ý chí, bỏ học ngang xương thì bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bài học hơn. Tự do ý chí trong khuôn khổ là vậy. Không sợ nghiệp, đánh giá quá cao tự do ý chí. Quá sợ nghiệp, đánh thấp tự đo ý chí. Cái gì quá đều không tốt. Vì vậy, chúng ta cần học cách CÂN BẰNG.
MÌNH TẠO RA THỰC TẠI CỦA CHÍNH MÌNH!
và
NÊN HỌC LUẬT ĐỂ ÍT BỊ THỔI CÒI.
Có thể bạn quan tâm
THÔI MIÊN LÀ GÌ?
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THÔI MIÊN
LIỆU PHÁP THÔI MIÊN HỒI QUY TIỀN KIẾP
BQH VÀ QHHT – THÔI MIÊN CHỮA LÀNH LƯỢNG TỬ
DOLORES CANNON LÀ AI?
HIGHER-SELF
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THÔI MIÊN
QUY TRÌNH THÔI MIÊN HỒI QUY