Luật cân bằng, sự cân bằng trong cuộc sống

by Mina

Một Torus theo định nghĩa của nó là trường năng lượng có tổng là 0, với sự phân cực là một cực âm và một cực dương. 

Vì vậy, tất cả mọi hoạt động trong Torus đều phải cân bằng, không có bất kì điều gì xảy ra mà không có một trải nghiệm ngược lại tương tự với nó. Khi có một sự thay đổi năng lượng, sẽ có một sự thay đổi ở hướng ngược lại đồng thời để cân bằng tổng năng lượng là 0.

Điều này thường được gọi với cái tên là nghiệp quả (Karma), tuy nhiên ở đây mình nói đến là một cái rộng hơn và bao trùm cả nghiệp quả theo cách hiểu thông thường. Mình sẽ đi sâu vào nghiệp quả, bánh xe luân hồi ở một bài tiếp theo.

Luật cân bằng này thể hiện rằng mọi thứ nên tuân theo dòng chảy của tự nhiên, không nên có sự gắng sức nào. Những hành động chặn đứng hoặc thay đổi dòng chảy của tự nhiên đều sẽ sinh ra một lực ngược lại để thay đổi nó về sự cân bằng ban đầu.

Bạn có thể quan sát thấy rằng tự nhiên là một cỗ máy cân bằng hoàn hảo. Ví dụ với chuỗi thức ăn, sói ăn thịt cừu, cừu ăn cỏ. Nếu tiêu diệt sói thì cừu sẽ tự sinh sôi quá nhiều dẫn đến chết đói và tự hủy diệt. Tất cả những nỗ lực nhằm thay đổi và điều chỉnh tự nhiên đều dẫn đến sự tự hủy diệt. Đó là nguyên tắc không thể thay đổi được.

Khi con người chúng ta nhìn thấy rằng chúng ta đang làm những gì để thay đổi dòng chảy tự nhiên: đào núi, lấp sông, làm đập chặn nước, chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường,…thì những lực cân bằng đến là tất yếu, với phương tiện là những thảm họa thiên nhiên. Vấn đề chỉ là thời gian.

Ngoài những thứ nhìn thấy được này, năng lượng suy nghĩ cũng là một loại lực vô hình tác động. Khi con người quá tham sân si, chỉ nghĩ đến tiền bạc, quyền lực và sở hữu thì nó tạo ra những dạng năng lượng nặng đặc vào không gian, và Trái Đất cũng sẽ tự động làm sạch năng lượng này. Những cơn bão, mưa giông chính là những cách điển hình.

Còn về cuộc sống của con người, bạn có nhìn thấy rằng cuộc sống của mình có cân bằng ? 

Cân bằng là gì ? Tức là khi nào bạn đói thì bạn ăn, khi nào bạn mệt thì bạn nghỉ, bạn vui thì bạn cười, buồn thì bạn khóc.

Những thứ tưởng chừng đơn giản nhất này nhưng không phải ai cũng làm được vì con người luôn muốn thay đổi và che dấu nó đi, để phù hợp với những ý tưởng mà họ cho là hay, là đúng. 

Con người theo đuổi những thứ vật chất, họ tìm đến cách thành phố lớn với mong muốn kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng kể cả những người giàu có nhất thì họ cũng không có được những thứ cơ bản cho sự sống như không khí họ hít vào, thức ăn và nước uống đều ô nhiễm và tồi tệ. 

Sự mất cân bằng đã quá lớn nhưng con người không ai nhìn ra và chỉ muốn theo đuổi những thứ mơ tưởng của họ!

Hãy nhìn xung quanh xem điều mình nói có đúng hay không?

Luật cân bằng thể hiện rằng, khi bạn có bất kì hành động nào tạo ra sự thay đổi về mặt năng lượng trong vũ trụ, thì vũ trụ cũng sẽ tác động ngược trở lại để cân bằng năng lượng đó của bạn.

Hiểu đơn giản là: Gieo nhân nào, gặt quả ấy.

Khi bạn hành động một việc gì đó có ảnh hưởng tới người/ vật khác theo hướng tích cực, vũ trụ sẽ đem lại những điều tích cực tương tự đến với bạn, để cân bằng cán cân năng lượng.

Ngược lại, khi bạn hành động việc gì có ảnh hưởng tới người/ vật khác theo hướng tiêu cực, vũ trụ sẽ đem lại điều tiêu cực tới bạn. Vấn đề chỉ là thời gian bao lâu khi sự cân bằng xảy ra.

Ở các cảnh giới thấp như Trái Đất, tần số rung động thấp nên thời gian chậm hơn, quan hệ nguyên nhân – kết quả cần nhiều năm, có thể nhiều kiếp sống để cân bằng lại. Điều này thường được các tôn giáo gọi là “nghiệp – Karma”.

Ở các cảnh giới cao hơn, rung động nhanh nên thời gian nhanh hơn, các quan hệ nhân quả này có thể xảy ra chỉ trong vài phút, vài giây hoặc ngay tức thì để cân bằng lại. Vì vậy ở các cảnh giới cao hơn không có cái gọi là nghiệp – Karma.

Cái được gọi là nghiệp tích cực có nghĩa là việc bạn làm tạo năng lượng tích cực ở người/ vật được tác động. Tiêu cực cũng ngược lại như vậy.

Rất nhiều người có niềm tin rằng không có nghiệp quả, báo ứng trên Trái Đất này vì nó có thời gian trễ khá dài. Với những người gây nhiều nghiệp quả tiêu cực, họ sẽ phải cần rất nhiều kiếp sống mới có thể cân bằng lại được. 

Thông thường những người như vậy là những linh hồn chưa tiến hóa nên trong quá trình trả nghiệp, họ lại gây ra nhiều nghiệp mới và lại cần nhiều thời gian để trả nghiệp hơn. Điều này hoạt động như một bánh đà quán tính, và họ bị cuốn trong vòng quay nghiệp quả đó mãi không thoát ra được.

Cách hóa giải như thế nào, mình sẽ bàn trong một bài tiếp theo.

Luật căn bằng này là luật cơ bản của Vũ trụ và tạo hóa. Vì vậy, bất kì ai, thực thể, sinh mệnh nào cũng phải tuân theo những quy luật tự nhiên này, kể cả thiên thần, phật, chúa. 

Sự khác biệt ở đây là những bậc thầy tiến hóa là những sinh mệnh hiểu biết hơn, họ thuận theo dòng chảy của tự nhiên nên các quan hệ nhân quả của họ luôn được cân bằng.

Ngoài ra, luật này được áp dụng không chỉ cho khía cạnh tâm linh, mà tất cả các mặt còn lại của cuộc sống cũng cần được cân bằng: học tập, làm việc, tiền bạc, sức khỏe, trải nghiệm…

Nếu bạn có thể mở rộng và cân bằng cho tất cả các mặt này, cuộc sống của bạn mới có thể trọn vẹn. Từ đó trí tuệ, nhận thức hay rung động của bạn mới có thể tiến hóa lên nhanh được.

Luật Tâm Thức | Ngô Sa Thạch

You may also like

Leave a Comment

Add Your Heading Text Here