Làm thế nào mà thôi miên, chỉ bằng lời nói lại có tác dụng trị liệu vi diệu như thế? Trước hết hãy tìm hiểu đại cương cấu trúc của não bộ và sự tương quan của nó với tâm trí. Sau đó là cơ chế của thôi miên hoạt động với tâm trí như thế nào?
Não bộ
Được chia làm 2 phần chính:
- Não trái điều khiển phần cơ thể bên phải. Thiên về ý thức.
- Não phải điều khiển phần cơ thể bên trái. Thiên về tiềm thức.
Não bộ hoạt động và thay đổi tần số liên tục qua các trạng thái sinh hoạt hàng ngày: Beta, Alpha, Theta, Delta. Điện não đồ của não bộ cho chúng ta thấy tần số chu kỳ của sóng não chuyển dịch lên xuống theo các sinh hoạt hàng ngày:
- Beta: Có tần số chu kỳ từ 14hz trở lên. Khi tỉnh giấc mỗi sáng sau giấc ngủ, bắt đầu một ngày mới, não bộ hoạt động ở tần số cao nhất. Đây là trạng thái tỉnh thức trong các sinh hoạt bình thường trong ngày như làm việc, học tập, đi đứng,…
- Alpha: Có tần số chu kỳ từ 8hz đến 13hz. Đây cũng là trạng thái ‘trầm tư mặc tưởng’ hay ‘mơ mộng’ trong ngày hoặc giai đoạn trước khi chìm vào giấc ngủ hay trước khi thức giấc. Lúc đó lý trí không chú ý nhiều đến ngoại cảnh. Tần số của não bộ chậm lại. Khi nhắm mắt lại, chúng ta cũng đã bắt đầu đi vào trạng thái Alpha. Tần số này tương tự với tần số của não bộ khi bắt đầu được thôi miên.
- Theta: Có tần số chu kỳ từ 4hz đến 7hz. Khi đi vào giấc ngủ, tần số não bộ càng xuống thấp hơn nữa. Giai đoạn này tương tự như các trạng thái xuất thần trong thôi miên. Giấc mơ thường xuất hiện trong trạng thái này. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy con người chạy thật nhanh bên dưới mí mắt (REM – Rapid Eye Movement). Ai trong chúng ta cũng đều mơ cả, có khi nhớ, có khi không nhớ mà thôi.
- Delta: Có tần số từ 0.5hz đến 3hz. Đây là trạng thái của giấc ngủ say và sâu. Chu kỳ não bộ hạ xuống tần số thấp nhất. Trong trạng thái này có thể phục hồi lại năng lượng, khôi phục lại tinh thần và thể chất của chúng ta. Giấc ngủ sâu càng nhiều thì sức khỏe tinh thần và thể chất càng minh mẫn, tráng kiện.

Tâm trí
Nếu ta ví não bộ là phần cứng của một máy vi tính thì tâm trí chính là phần mềm của nó. Tâm trí được phân chia làm 2 thứ: Tâm và Trí. Hãy nói về Trí trước vì đó là phần dễ nhận biết hơn.
Trí là lý trí, là ý thức, là sự suy nghĩ mà chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt, học tập, làm việc, đi đứng,… Là những gì mà ta nhận biết và có thể chủ động điều khiển được. Lý trí hoạt động nhiểu nhất khi ta tỉnh thức.
Tâm là tiềm thức, là trực giác, là cảm nhận, cảm xúc, là sự điều khiển các sinh hoạt nội tạng như hệ tuần hoàn, tim mạch,… Lý trí không thể chủ động điều khiển các sinh hoạt một cách trực tiếp. Ta không thể chủ động khiến tim mạch chậm lại hay nhanh lên được. Khách với lý trí, tiềm thức hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, không hề ngưng nghỉ. Tuy nhiên có một hện thống rất đặc biết là hệ thống hô hấp. Nó có thể vừa là tiềm thức thu động, tự nó hô hấp không cần sự can dự của ta, của lý trí. Nhưng đồng thời ta vẫn có thể chủ động bằng ý thức, hít thở nhanh hay chậm, dài hay ngắn, thậm chí nín thở nữa. Có thể nói hơi thở chính là cầu nối giữa ý thức và tiềm thức. Thôi miên dựa vào tính chất ‘nhị trùng’ này của hơi thử để xâm nhập vào tiềm thức.
Nguồn: Peter Trương, Hynom Institute, Melbourne – Victoria – Australia / Ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm
BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI TIN VÀO TRỰC CẢM?
TRỰC GIÁC LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÓ LẠI QUAN TRỌNG?
TẠI SAO NÊN TIN VÀO TRỰC GIÁC?
TRỰC GIÁC: GIÁC QUAN THỨ SÁU
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÁC GIÁC QUAN CỦA BẠN?