Hỏi: Vậy còn với những bậc cha mẹ mà ngoài đời sống bận rộn ra thì họ còn đang có những khó khăn về tâm lý thì sao ạ? Làm cách nào để có thể giúp họ khôi phục lại sức khỏe tinh thần trong khi họ vẫn phải bận rộn với đời sống, phải gánh vác trách nhiệm làm cha mẹ rất nặng nề?
Sư Minh Niệm:
Đối với các bậc cha mẹ mà có khó khăn về tâm lý thì việc nuôi dậy con sẽ khó khăn hơn bình thường. Chúng ta phải thừa nhận điều đó.
Theo đó thì sự nỗ lực cố gắng của các bậc cha mẹ có khó khăn về tâm lý phải nhiều hơn.
Nỗ lực ở đây có nghĩa là làm sao để mình giữ được sự yên bình, giữ được một nguồn năng lượng tích cực, liên tục cho con và cho mình.
Theo cách này thì chúng ta sẽ chấp nhận một đời sống không có nhiều tiện nghi vật chất.
Chúng ta phải chấp nhận bớt nắm bắt, thậm chí là thiếu trách nhiệm bổn phận với một số đối tượng hay là một số công việc nào đó.

Chúng ta hiến tặng cho mình một giai đoạn được làm một bà mẹ hoặc một người cha để thảnh thơi thư giãn bình an.
Chúng ta có thể thương lượng với bạn đời hay cha mẹ lớn của mình, những thành viên trong gia đình là hãy nâng đỡ cho mình một cơ hội đó một năm hai năm để mình được sống trong nguồn năng lượng mình tự chủ được, có thể trong một hai năm đó mình ít làm hoặc không làm kinh tế để dành thời gian chăm sóc bản thân tốt nhất từ sức khỏe thể chất đến tinh thần.
Làm sao để lúc nào mình cũng có thể mỉm cười được, thư giãn được, an trú trong hiện tại, làm sao để mình có thể kết nối với mọi người một cách dễ dàng thoải mái mà không để cho những con quái thú như là rối loạn lo âu, trầm cảm trong người mình nó bước ra thường xuyên và khống chế.
Rồi khi mình có mặt bên con, nhất là những đứa trẻ còn rất nhỏ, còn nằm trong vòng tay mình hoặc là trước tuổi dậy thì, một giai đoạn rất nhạy cảm, rất là dễ tiếp thu tất cả những điều đi ngang qua và hình thành những vết thương bên trong.
Thì những người cha người mẹ vốn có những vết thương bên trong khi mà xuất hiện trước con mà có thể quản chế được năng lượng của mình, chỉ có thể xuất hiện với con khi mình thật sự tích cực.

Khi mình thật sự dễ thương, khi mình có thể ứa ra nhiều giá trị an lành cho con, còn khi mà thấy mình căng thẳng, khi mình đang bị con quái thú giật dây, khi bên trong bất ổn rồi thì dù là một bà mẹ rất cần có mặt bên con trẻ thì cũng phải học cách rút lui tránh mặt một thời gian ngắn để quay về hàn dưỡng, quay về chăm sóc cảm xúc của mình.
Để làm được điều đó thì chắc chắn cha mẹ phải bớt bận rộn hoặc không bận rộn. Phải trao lại những trách nhiệm lớn cho những người thân yêu khác giúp đỡ xem như là một giai đoạn đặc biệt mà mình phải gánh hai trách nhiệm, vừa phải chữa lành vết thương bên trong, vừa hoàn thành xuất sắc vài trò của một người mẹ hoặc là một người cha đích thực.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải biết linh hoạt như vậy. Phải đủ can đảm, đủ tình thương yêu để làm điều đó.
Có thể bạn quan tâm:
Làm thế nào để giúp trẻ đối diện với khó khăn, nghịch cảnh?
Làm thế nào để giúp con định hướng nếu con có những sai lầm vấp ngã
Vì sao cha mẹ và con cái mâu thuẫn trong thời gian con bước vào tuổi vị thành niên?
Con cái là nợ hay là món quà?
Ba mẹ ơi, con đồng tính…
Những bài thực tập nào để giúp cho những bậc cha mẹ bận rộn trong đời sống
Cha mẹ đang bất ổn tâm lý, vậy phải làm sao để nuôi dậy con?
Con đường đi tới đời sống tỉnh thức
CHẤP NHẬN CON
DÌU CON VÀO ĐỜI
LÀM CHA MẸ TỈNH THỨC
MẸ NHỚ CON NHIỀU LẮM!